Gỗ tự nhiên được biết đến là một dòng vật liệu truyền thống quen thuộc trong cuộc sống của dân tộc ta suốt từ thời xa xưa cho đến ngày nay. Cùng với nhu cầu này thì hiện nay trên thị trường có rất nhiều chủng loại để mọi người có thể thoải mái lựa chọn.
Trong đó được biết đến là một loại gỗ quý được đánh giá cao về chất lượng cũng như tính thẩm mỹ thì gỗ cẩm là cái tên được nhiều người réo gọi. Tuy nhiên trong thực tế không phải ai cũng hiểu rõ về loại gỗ này cũng như là cách phân biệt chúng chính xác. Vì vậy trong bài viết dưới đây nội thất đồ gỗ Hiển Vinh sẽ cùng mọi người đi sâu vào tìm hiểu có nện chọn đồ gỗ cẩm hay không?
I. Gỗ cẩm là loại gỗ gì?
1. Thông tin cây gỗ cẩm
Gỗ cẩm có tên gọi khác là Trắc Lai. Trắc bông, cẩm lai nam. Tên Khoa Học của cây gỗ cẩm là Dalbergia cochinchinensis Pierre, thuộc họ đậu- Fabaceae. Cây gỗ thuộc nhóm IIA trong bảng phân loại nhóm gỗ quý Việt Nam.
2. Dấu hiệu nhận biết
Cây gỗ to, có tán hình ô, xanh và cao đến 20 – 25 m, chiều cao dưới cành là 5 – 10m. Đường kính thân 0,5 – 0,6m. Vỏ cây có màu xám, điểm những đốm trắng hay vàng, không nứt nẻ.
Thịt vỏ có mùi sắn dây, lá kép lông chim, dài 15 – 18 cm; có 11 – 13 lá chét, hình mác thuôn, tù ở 2 đầu, nhẵn, dài 3 -5cm; rộng 1,5 – 2,5cm. Cụm hoa chùy ở nách lá và đầu cành và không có lông. Hoa nhỏ, màu lam nhạt.
Quả đầu dẹt, dài 12cm hay hơn, rộng 2,5cm, hơi thắt eo ở chỗ có hạt. Hạt 1, ít khi 2, hình thận, dẹt, dài 9mm, rộng 6mm, màu đen nhạt.
II. Đặc điểm gỗ cẩm
1. Ưu điểm gỗ cẩm
Gỗ cẩm có một đặc điểm so với các loại gỗ khác đó là chúng có các đường vân gỗ độc đáo cùng màu sắc nổi trội. Thớ gỗ ít có khuyết điểm giúp việc lựa chọn nguyên liệu gỗ đơn giản.
Đặc biệt gỗ chắc và nặng giúp việc sản xuất các sản phẩm có sức chịu lực vô cùng tốt, kháng mối mọt cao.
2. Nhược điểm gỗ cẩm
Vì là gỗ quý nên gỗ cẩm có độ khan hiếm thiếu sản phẩm. Dẫn tới giá thành khá đắt đỏ và dễ bị đánh tráo làm giả gỗ.
3. Phân loại gỗ cẩm
Như đã nhắc đến ở trên thì gỗ cẩm là tên gọi chung cho nhiều chủng loại gỗ với các đặc tính nổi bật khác nhau. Trên thị trường hiện nay có 04 loại chính là: cẩm lai, cẩm thị, cẩm chỉ và cẩm sừng. Mỗi loại đều có những giá trị riêng nên để có thể lựa chọn đúng dòng vật liệu mình hướng đến thì bạn không nên bỏ qua cách phân biệt từng loại gỗ dưới đây.

Phân biệt gỗ cẩm lai
Cẩm lai hay còn có tên là trắc lai – là chủng loại có giá trị kinh tế lớn nhất được xếp vào nhóm IA cần được bảo tồn. Loại gỗ này khi trường thành thường cao từ 20 – 25m với đường kính khoảng 50cm. Gỗ cẩm lai có màu nâu hồng, vân đen với thớ gỗ mịn và ta có thể dễ dàng phân biệt chúng do cả thịt và vân gỗ có chung một màu tạo nên những đường vân uốn lượng ẩn trong lớp thịt tạo nên một nét đẹp vô cùng độc đáo và bắt mắt. Hơn nữa ta cũng có thể phân biệt chúng bằng cách dùng tay gỗ thử vào gỗ để kiểm tra độ chắc của loại gỗ này.
Phân biệt gỗ cẩm sừng
Sau cẩm lai thì cẩm sừng được đánh giá là có giá trị kinh tế lớn thứ 2. Đặc trưng dễ nhận biệt của loại gỗ này chính là có màu đen sẫm giống như màu gỗ mun cùng với các đường vân sắc nét, đan xen với màu vàng nâu của thớ gỗ rất đẹp và thu hút nên được ưa chuộng trong sản xuất và thi công nội thất. Ngoài ra chúng còn có một đặc trưng là mùi thum thủm khác biệt so với những loại gỗ khác nên còn được gọi với cái tên là cẩm thối.
Phân biệt gỗ cẩm chỉ
Trong tất cả các loại gỗ thì cẩm chỉ nổi bật nhất ở hệ vân và tên gọi của chúng cũng được dựa trên đặc trưng này. Cụ thể là thân gỗ có các hệ đường vân chạy dọc theo thớ với kích thước vân khá mảnh, nhỏ giống như sợi chỉ. Chính vì vậy cẩm chỉ hiện nay đang rất được ưa chuộng trong ngành nội thất hiện nay, hơn nữa giá thành của chúng cũng không quá cao nên được rất nhiều gia đình đón nhận.
Phân biệt gỗ cẩm thị
Cẩm thị được biết đến là dòng vật liệu khó phân biệt nhất và đòi hỏi người thợ thủ công phải có nhiều kinh nghiệm mới có thể phân biệt chính xác nhất. Khác với các loại gỗ trên thì chúng có nguồn gốc từ loài cây thuộc họ thị với chiều cao cây trưởng thành chỉ khoảng từ 12 – 18m. Đây là một loại gỗ quý hiếm có giá trị cao về cả chất lượng lẫn độ thẩm mỹ. Và thông thường để phân biệt cẩm thị thì mọi người thường xem xét dựa trên hệ vân của chúng. Cụ thể là vân gỗ có màu đen – vàng đan xen cùng với kích thước vân gỗ to bản và sắc nét.
III. Ứng dụng gỗ óc chó trong nội thất
Tác dụng của gỗ cẩm lai được sử dụng để sản xuất nội thất trong nhà, các sản phẩm mỹ nghệ tinh xảo.
1. Sofa gỗ cẩm
Bàn ghế gỗ cẩm lai cũng được nhiều gia đình lựa chọn với chất liệu gỗ tự nhiên bóng đẹp và kỹ thuật chạm khắc tinh xảo, giúp tăng giá trị không gian sống.
Bàn ghế bằng gỗ Cẩm Lai nổi bật với những đường vân uốn lượn trong thiết kế hiện đại. Bạn có thể chọn bàn nguyên khối, nguyên tấm cho độc đáo, khác biệt và chúng đều có màu vân cực kỳ bắt mắt.
2. Giường
Giường gỗ cẩm lai được sử dụng nhiều nhất để làm giường là cẩm lai đỏ kết hợp với những mẫu thiết kế hiện đại, đường nét tinh tế tạo ra một sản phẩm giường gỗ cẩm lai đẹp, có giá trị cao.
Giường gỗ Cẩm Lai với thiết kế mang lại sự sang trọng và cổ kính.
Với khả năng chịu lực rất tốt, với bề mặt vân gỗ mịn gỗ Cẩm Lai được dùng làm phản, sập với những khối chắc chắn, chạm khắc tinh xảo mang lại sự sang trọng, giá trị cho căn nhà của bạn.
3. Đồ trang trí gỗ cẩm
Giường làm bằng gỗ cẩm có khả năng tốt trong chịu lực và khối lượng người nằm trên đó. Màu vàng trầm tạo cảm giác ấm cúng và cảm giác yên tâm.
Không chỉ đem lại giá trị thẩm mỹ, đồ mỹ nghệ bằng gỗ Cẩm Lai còn hợp phong thủy, mang đến may mắn đối với gia đình của bạn.
IV. Giá gỗ Cẩm Lai
Giá gỗ cẩm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như xuất xứ, màu sắc, kích thước,.. nên có giá khá đa dạng. Giá gỗ Cẩm Lai Lào, giá gỗ Cẩm Lai Campuchia cũng không chênh nhiều so với giá gỗ cẩm Lai Việt Nam. Với đường kính 30cm thì mức giá của gỗ Cẩm Lai từ 70 – 100 triệu đồng/m3.
Giá gỗ Cẩm Lai đỏ trung bình từ 700.000 – 900.000đ/kg; giá gỗ Cẩm Lai đen có giá từ 300.000 – 400.000đ/kg;…
Qua bài viết này, quý độc giả có quan tâm các sản phẩm đồ gỗ cẩm chất lượng với giá thành phù hợp, có thể nhanh tay liên lạc với Hiển Vinh. Đồ gỗ nội thất Hiển Vinh sẽ giúp các quý khách hàng có được sự lựa chọn tốt nhất.
Ghé thăm showroom Hiển Vinh tại:
Số 503 Lê Trọng Tấn – p.Sơn Kỳ – q.Tân Phú – HCM.
0971.845.964